Bất động sản khu vực nào xung quanh TP.Hồ Chí Minh sẽ lên ngôi? Quỹ đất ngày càng khan hiếm, thủ tục cấp phép dự án ngày càng bị siết chặt khiến thị trường bất động sản ở TPHCM rơi vào tình trạng nguồn cung giảm. Đây cũng là cơ hội cho thị trường bất động sản ở các khu vực giáp thành phố như: Bình Dương, Đồng Nai, Long An,.. và đặc biệt là các huyện vùng ven trở nên sôi động. Thị trường bất động sản xung quanh TPHCM đang "nóng" lên từng ngày. Ảnh Thu Huyền.
Đất nền ven TPHCM lên ngôi Thời gian gần đây, nhiều công trình lớn như sân bay quốc tế Long Thành, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường vành đai 3 TPHCM,… đang rục rịch triển khai hoặc sắp đi vào hoạt động đã giúp thị trường bất động sản Đồng Nai “nóng” lên từng ngày. Điều này không chỉ kéo theo nhu cầu nhà ở tăng cao, mà còn tạo cơ hội cho các nhà đầu tư kinh doanh bất động sản Cùng với đó, bất động sản tại thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương) đang là một điểm đầu tư khá hấp dẫn do nằm giáp ranh TPHCM, gần các dự án chung cư, trung tâm thương mại nổi tiếng. Hơn nữa, hàng loạt các dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường tỉnh DT743, cải tạo nút giao Sóng Thần sắp được triển khai đang giúp Dĩ An hút thêm các nhà đầu tư Sự tăng trưởng kinh tế đã đưa thị trường nhà đất các tỉnh giáp ranh TPHCM trở thành điểm nóng đáng chú ý. Ảnh Hàn Giang. Hướng về phía Nam của thành phố, thị trường bất động sản Long An đang nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nhờ quỹ đất rộng rãi. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư các dự án lớn tại Đức Hoà, Bến Lức, Cần Đước,... đã kéo nguồn nhân lực dồi dào, nhu cầu nhà ở tăng cao Một số người chuyên về bất động sản nhận định: Sự tăng trưởng kinh tế đã đưa thị trường nhà đất các tỉnh giáp ranh TPHCM trở thành điểm nóng đáng chú ý. Điển hình như tại Nhơn Trạch, Long Thành (tỉnh Đồng Nai), Bến Lức, Cần Giuộc, Đức Hòa (tỉnh Long An), Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận),… giá đất đang biến động tăng theo thời gian. Đây còn là cơ hội cho thị trường bất động sản ở các tỉnh giáp ranh và một vài địa phương có tính liên kết về hạ tầng giao thông với TPHCM, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư, thu hút dòng tiền đổ về. Bên cạnh đó, giúp cho những gia đình trẻ, lao động thu nhập thấp có thể tiếp cận được/p> “Sức nóng” lan tỏa từ Củ Chi Ngoài những điểm nóng kể trên, bất động sản Củ Chi có lợi thế tiếp giáp TPHCM, giao thông thuận tiện cùng đất sạch rộng rãi. Đồng thời, với chủ trương khuyến khích đầu tư phát triển từ thành phố, Củ Chi còn sở hữu vị trí đầu mối: Kết nối các tỉnh Bình Dương, Long An, Tây Ninh, trên trục đường lên biên giới Campuchia ngày càng rộng mở cơ hội giao thương và du lịch, đầu tư và kinh doanh dịch vụ. Quỹ đất ngày càng khan hiếm khiến bất động sản TPHCM rơi vào tình trạng nguồn cung giảm. Ảnh G.Miêu. Theo ghi nhận của PV Lao Động, bất động sản tại các xã Phú Mỹ Hưng, An Nhơn Tây, Nhuận Đức,... đang có độ thanh khoản khá cao với những sản phẩm đất nền lớn nhỏ được giao dịch thành công mỗi ngày. Kể cả trong thời điểm khá trầm lắng của thị trường, các khu vực ở Củ Chi vẫn có lượ> Đáng chú ý là việc quy hoạch hạ tầng giao thông ở Củ Chi đang được thành phố đẩy mạnh triển khai, cải tạo quốc lộ 22, tỉnh lộ 8, tỉnh lộ 9, tỉnh lộ 15,… Trong khi đó, phía tỉnh Tây Ninh cũng đang bàn việc sớm triển khai dự án cao tốc TPHCM - Mộc Bài, chạy qua Củ Chi và kết nối đường vành đai 3, vành đai 4 của TPHCM để tạo thành một mạng lưới liên hoàn giữa các tuyến giao thông ra vào cửa ngõ Mp>